hista.vn

Xử lý nước sinh hoạt

Thực tế chất lượng nước được cung cấp từ nhà máy nước dù được xử lý vẫn còn nhiễm kim loại nặng hoặc asen. Các nguồn nước ngầm và bề mặt ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng, do đó quy trình xử lý nước cấp sinh hoạt sẽ đòi hỏi nhiều công đoạn như sau:

 

1. Làm thoáng

    Công trình đầu tiên trong giây truyền xử lý nước ngầm là làm thoáng. Nguyên lý của phương pháp này là oxy hóa sắt (II) thành sắt (III) và tách chúng ra khỏi nước dưới dạng hydroxyt sắt (III). Trong nước ngầm, sắt (II) bicacbonat là một muối không bền, nó dễ dàng thủy phân thành sắt (II) hydroxyt theo phản ứng

                                                                       Fe (HCO3)2 + 2H2O => Fe(OH)2 = 2 H2CO3

     Nếu trong nước có oxy hòa tan, sắt (II) sẽ bị oxy hóa thành sắt (III) hydroxyt theo phản ứng

                                                                       4Fe(OH)2 + 2H2O + O2 => 4Fe(OH)3

     Sắt (III) hydrixyt trong nước kết tủa thành bông cặn màu vàng.

2. Bể phản ứng  

     Sau quá trình làm thoáng nước ngầm tự chảy vào bể phản ứng. Hóa chất PAC sẽ được châm vào bể phản ứng để tăng tốc quá trình hình thành bông cặn đồng thời hoá chất nâng pH cũng được châm vào để ổn định pH trong nước ngầm. 

3. Bể lắng ngang 

     Nước từ bể phản ứng tự chảy sang bể lắng. Các bông cặn được giữ lại và nước trong được thu bằng máng thu nước đặt cuối bể lắng. Trong bể lắng có các tấm lắng lamella nhằm làm tăng khả năng lắng của bông cặn. Bông cặn lắng được xã định kỳ ra hố ga thoát nước bên ngoài.  

4.Bể trung gian: Bể trung gian có nhiệm vụ chứa nước tạm thời cho quá trình lọc áp lực phía sau.

5.Bồn lọc đa năng

  • Bơm lọc hút nước từ bể chứa nước trung rồi bơm vào bồn lọc đa năng.
  • Trong bồn lọc đa năng có chứa vật liệu lọc đa năng ODM-2F, cát thạch anh và sỏi đỡ để loại bỏ hoàn toàn các cặn lơ lửng trong nước.
  • Hạt ODM-2F trong bồn còn có tác dụng:
  • Nâng và ổn định độ pH của nước trong khoảng 6.5 – 8.0
  • Xúc tác quá trình khử sắt (Fe < 35 mg/l).
  • Giảm hàm lượng nitrogen (nitrit, nitrat, amoni), photphat (20 – 50% tùy theo tốc độ lọc từ 4 – 7 m/giờ), có khả năng khử arsen, khử Flo trong nước (tác dụng tương tự hạt xúc tác Alumina).
  • Giảm hàm lượng một số hợp chất hữu cơ có trong nước.
  • Khử các kim loại nặng như đồng, kẽm, crom, niken.
  • Giảm hàm lượng dầu (hấp thu khoảng 90mg dầu/ g hạt).
  • Khử các chất phóng xạ.

6. Bồn lọc cation

     Nước ngầm sau bồn lọc đa năng còn áp lực chảy qua bồn lọc cation.

     Bồn lọc cation có tác dụng khử NH4+ ra khỏi nước. Qua bể lọc cation, lớp lọc sẽ giữ lại ion NH4+ hòa tan trong nước trên bề mặt hạt và cho vào nước ion Na+. Để khử NH4+ phải giữ pH của nước nguồn lớn hơn 4 và nhỏ hơn 8. Vì khi pH ≤ 4, hạt lọc cation sẽ giữ lại cả ion H+ làm giảm hiệu quả khử NH4+ . Khi pH > 8 một phần ion NH4+ chuyển thành NH3 dạng khí hòa tan không có tác dụng với hạt cation.

7. Bể chứa tạm: Bể chứa tạm có chức năng chứa nước sau quá trình lọc để lưu trữ nước.

Quý khách hàng quan tâm đến hệ thống xử lý nước cấp thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi ngay qua số 0902 394 368 để được tư vấn kỹ càng hơn.